NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC

E:\TAI LIEU THIET KÉ\TECHNICAL DATA\HỊNH ANH\chieu-dai-ong-hdpe-2.jpg

CÁC LOẠI ỐNG THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC

Ống PPR

  • Ưu điểm: Độ bền cao, chống ăn mòn tốt, dễ thi công, chịu được áp lực lớn, có khả năng đàn hồi tốt, ít ảnh hưởng tới chất lượng nước. Với những ưu điểm này hiện nay phần lớn các công trình xây dựng đều sử dụng cho mục đích cấp nước.
  • Nhược điểm: Giá thành tương đối cao, thi công đòi hỏi máy móc chuyên dụng (máy hàn nhiệt)

E:\TAI LIEU THIET KÉ\TECHNICAL DATA\HỊNH ANH\chieu-dai-ong-hdpe-2.jpgỐng HDPE

  • Ưu điểm: Độ bền cao, dễ uốn, chịu áp lực lớn, ít ảnh hưởng tới chất lượng nước. Hiện ống HDPE ứng dụng phổ biến trong việc truyền tải nước trong các khu đô thị, khu phố.
  • Nhược điểm: Giá thành tương đối cao, với đường kính nhỏ hơn D80 kết nối bằng phương pháp ren nên phụ kiện cồng kềnh khó ứng dụng trong cấp nước công trình.

Ống thép mạ kẽm

  • Ưu điểm: Chịu lực lớn, chịu va đập tốt
  • Nhược điểm: Giá thành cao, khó thi công, tính đàn hồi thấp, tuổi thọ không cao (khoảng 10 năm đã có hiện tượng gỉ sét) gây hỏng ống, ảnh hưởng chất lượng nước. Ngày nay ống thép mạ kẽm rất ít được sử dụng để cấp nước sinh hoạt. Chủ yếu ứng dụng làm ống chữa cháy.

Ống uPVC:

  • Ưu điểm: nhẹ, giá thành rẻ, thi công đơn giản không cần máy móc. Một số công trình nhỏ không yêu cầu cao về chất lượng, muốn tiết kiệm chi phí có thể sử dụng ống này.
  • Nhược điểm: Khả năng chịu áp lực thấp. Hóa chất của ống, keo dán ống làm ảnh hưởng tới chất lượng nước. Hiện tại ống này ứng dụng phổ biến trong hệ thống thoát nước.

Ống Inox

  • Ưu điểm: Độ bền cao, chống ăn mòn tốt
  • Nhược điểm: Giá thành rất cao, thi công khó
  • Thường ứng dụng làm ống cấp nước nóng trung tâm cho các công trình cao tầng, ống cấp thoát nước tại các vị trí không có bao che để đảm bảo thẩm mĩ cho công trình.

NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC

Nguyên tắc thiết kế hệ thống cấp nước:

  • Đường ống đến các thiết bị dùng nước phải ngắn nhất.
  • Thiết kế tách biệt cấp nước nóng và cấp nước lạnh
  • Thuận lợi cho việc vận hành và sửa chữa. Phải bố trí các van khóa tổng, van khóa từng khu vực và van khóa cho từng phòng vệ sinh. Vị trí các van khóa nên đặt ở những chỗ thuận tiện cho việc đóng mở van sau này.
  • Nên có bể nước ngầm và két nước mái để sử dụng an toàn trong trường hợp bị mất nước.
  • Với nhà có 1 tầng hoặc tầng áp mái do áp lực tĩnh từ két nước xuống thiết bị nhỏ. Vì thế nên lắp đặt thêm máy bơm tăng áp để nước chảy mạnh hơn và tắm được bằng vòi hoa sen.

Nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước:

  • Đường ống thoát nước nằm ngang phải có độ đốc tối thiểu là 1/D (D là đường kính ống). Ví dụ ống đường kính D=110 thì độ dốc tối thiểu là 0,9%
  • Chỉ được đi ống thoát xí, thoát tiểu chung với nhau và tuyệt đối không đi chung với hệ thống khác. Và phải được gom vào bể phốt. Trường hợp nhà ở trong khu đô thị có xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, thì có thể không cần vào bể phốt mà đổ vào hố ga của tuyến thu gom đô thị để nước thải về nhà máy.
  • Thoát nước sàn và thoát nước rửa, thoát bồn tắm, máy giặt đi chung với nhau. Tuyệt đối không được đi chung với thoát xí, thoát tiểu. Và đổ ra hố ga ngoài nhà,
  • Thoát nước mưa nên đi độc lập, trong trường hợp mưa to sẽ thoát tốt hơn không lo nước tràn ngược vào nhà. Bất đắc dĩ có thể thoát chung với hệ thống thoát rửa, nhưng cần phải tăng đường kính lên để đảm bảo thoát nước.
  • Nguyên tắc thông hơi. Với các công trình lớn đường ống dài nên cần phải thông hơi cả trục lẫn thông hơi ống nhánh. Với công trình nhỏ có thể không cần thông hơi nhánh, nhưng bắt buộc trục thoát nước phải được thông hơi lên mái: “Đưa ống lên tới điểm cao nhất của mái”. Đường kính ống thông hơi lên mái phụ thuộc vào kích thước các ống thoát nước đứng. Bể phốt bắt buộc phải có ống thông hơi riêng đi thẳng lên mái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button