Đối với không gian ngoại thất sân vườn, việc chiếu sáng làm nổi bật không gian này là điều rất quan trọng nhằm tô điểm tính thẩm mỹ của không gian. Và hiện nay, các loại đèn chiếu sáng sân vườn là giải pháp được ứng dụng nhiều nhất. Sau đây là một số điểm lưu ý khi thiết kế chiếu sáng sân vườn.
1.Chọn đèn sân vườn phù hợp với mục đích chiếu sáng
Thông thường, đèn chiếu sáng không gian sân vườn được chia thành 2 mục đích chính là thắp sáng cho khu vực sinh hoạt vào ban đêm và sử dụng như một thủ thuật để trang trí và tăng tính thẩm mỹ cho khu vườn.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại đèn chiếu sáng không gian sân vườn với kiểu sáng, màu sắc và công dụng khác nhau nhưng đều có chỉ số chống xâm nhập bụi và nước IP 65 cho khu vực ngoài trời và IP 68 nếu được lắp đặt trong hồ bơi, bề nuôi cá.
Dựa vào phong cách thiết kế chủ đạo của khu vườn và không gian kiến trúc mà bạn sẽ có cách trang trí đèn sân vườn sao cho phù hợp nhất.
+ Chiếu sáng chung: Đối với khu vực trung tâm bạn cần chiếu sáng chung để đảm bảo việc di chuyển hay phục vụ công việc được dễ dàng hơn.
+ Chiếu sáng nhấn: Đối với mục đích chiếu sáng điểm nhấn thì đèn chiếu sáng sân vườn sẽ được đặt tại các vị trí như tượng, thác nước, hòn non bộ…
+ Chiếu sáng trang trí: Đối với mục đích chiếu sáng trang trí bạn có thể sử dụng để chiếu sáng các khu vực lối đi, hồ cá…
2. Cách bố trí đèn sân vườn theo từng vị trí
a. Lối đi sân vườn, đường lái xe
Ở vị trí lối ra thì bạn nên đặt đèn vào mỗi bên cửa ra/ vào hay phía trên đầu cửa, lắp đèn dọc theo 2 lối vào dễ nhìn thấy đường đi hay sử dụng đèn dải. Đối với khu vực lối đi này, bạn cần sử dụng đèn chiếu sáng sân vườn có ánh sáng rõ ràng để không bị lóa mắt và các mẫu đèn nấm hay đèn trụ sân vườn là một gợi ý hoàn hảo dành cho không gian này. Để cung cung nguồn sáng ở khu vực diện tích đủ lớn, bạn có thể lắp đặt đèn rọi cố định vào tường hay cây cối.
b. Bãi cỏ, thảm hoa
Đèn cắm đất hay đèn nấm là sự lựa chọn lý tưởng để chiếu sáng và trang trí bãi cỏ và thảm hoa. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng đèn rọi trên mặt đất hay đèn trụ có kích thước tầm trung trên các bãi cỏ lớn hơn, giúp cho người đi bộ vào có thể dễ nhìn đường và ngắm cảnh vào ban đêm.
c. Cây cối và bụi cây
Khu vực này ta sử dụng các loại đèn hắt cây, đèn chiếu cây sử dụng trong chiếu sáng sân vườn. Đây là loại đèn phù hợp với nhiều kiểu chiếu sáng khác nhau như: chiếu hắt từ dưới lên, chiếu rọi từ trên xuống…Đối với những cây có hình dáng đẹp, đặc biệt lại nằm cạnh tường. Chúng ta nên đặt đèn đối diện cây để đèn chiếu trực tiếp lên cây; hình dáng cây sẽ được in thẳng lên mặt tường tạo nên khung cảnh rất đẹp.
d. Chiếu sáng bức tường xung quanh nhà
Sử dùng đèn hắt tường nhiều kiểu dáng, màu sắc hấp dẫn để tăng hiệu quả chiếu sáng và cho bức tường đỡ trống trải. Ta cũng có thể tạo hiệu ứng đẹp mắt và độc đáo với chiếc đèn pha chiếu ngoài trời cho cảnh quan sân vườn, nhất là vào những ngày lễ hội như Tết, Giáng Sinh, Halloween…Để tránh phải sử dụng và đi nhiều dây điện rườm rà, rắc rối, dễ gây chạm mạch, cháy nổ, bạn có thể sử dụng đèn treo tường năng lượng mặt trời thông minh và hiện đại.
e. Sân hiên và cầu thang
Đối với khu vực sân hiên, nếu bạn là người yêu thích không gian ngoài trời và hay tổ chức tiệc nướng ngoài trời thì bạn nên sử dụng đèn treo tường, đèn thả phù hợp với mục đích chiếu sáng này. Ngoài ra, đèn led dây hay đèn lồng cũng là gợi ý không tồi dành cho không gian sân hiên, ánh sáng lung linh từ đèn sẽ tạo nên không gian huyền diệu hơn bao giờ hết.
Khu vực cầu thang nối với sàn, nên sử dụng đèn âm sàn hay đèn treo tường loại nhỏ sẽ giúp cho việc đi lại lên xuống có thể nhìn thấy dễ dàng và an toàn không bị vấp té.
f. Hồ cá, hồ bơi
Đối với khu vực cây và hồ bơi thì bạn cần đảm bảo đèn có đánh giá IP cao hơn 65 để đảm bảo đèn được bảo vệ khỏi nước và độ ẩm. Nếu sử dụng đèn chìm trong nước thì đèn đó cần có một đánh giá IP là 68. Và đối với vị trí này bạn nên sử dụng ánh sáng từ đèn pha, đèn dây với nhiều màu sắc ánh sáng nhằm làm nổi bật cây và không gian.
Chú ý: Để cho sân vườn thêm sinh động ta có thể trang trí thêm những chiếc đèn hộp nhỏ nhỏ xinh xinh được che bởi lăng kính màu, đèn nến led, đèn led con Ong hay đèn lồng chạy bằng năng lượng mặt trời, thường có kiểu đứng hay treo trên mái nhà hay lầu canh.… tùy vào sự sáng tạo của mỗi người.
3. Một số lưu ý cần nhớ khi thiết kế chiếu sáng sân vườn
– Không sử dụng các loại thiết bị nguồn gốc/ kỷ thuật thông số không được rõ ràng. Nên chọn loại đèn sân vườn phù hợp. Khi chọn mua đèn sân vườn nên mua ở các địa chỉ uy tín để đảm bảo được các yếu tố về chất lượng và tính thẩm mỹ và chế độ bảo hành.
– Không nên tự lắp đặt khi không có kinh nghiệm, kiến thức về kỷ thuật điện. Để thực hiện lắp đặt hệ thống đèn trang trí sân vườn thì bạn cần am hiểu những kiến thức về sử dụng vật liệu xây dựng nhằm đảm đèn được hoạt động của đèn.
– Không lắp đặt bóng đèn trên một diện tích sân vườn nhỏ quá nhiều.Nên tiến hàng thiết kế đèn đồng bộ với thiết kế sân vườn để tránh trường hợp thiết kế sân vườn trước rồi mới bố trí đèn làm mất đi tính tương đồng với không gian.
– Không lắp đặt bóng đèn ở nơi có nhiều tán cây rậm và ẩm.
– Chọn đèn có chỉ số chống xâm nhập từ bụi và nước, với đèn có chỉ số IP của các thiết bị càng cao thì khả năng chống xâm nhập từ môi trường của đèn càng tốt. Nên lựa chọn IP=65 cho các khu vực ngoài trời và IP=68 cho thiết bị đèn lắp đặt ở dưới hồ hoặc bể bơi.
– Chọn đèn có công suất chiếu sáng vừa đủ: Đèn có công suất quá lớn sẽ làm chói mắt, giảm thẩm mĩ của ngôi nhà.
4. Thiết kế đèn đơn giản tạo điểm nhấn ấn tượng cho sân vườn
Những chai nhựa, lọ thủy tinh nhìn quen thuộc, bình thường nhưng chỉ cần thêm đèn đã biến đổi thành vật trang trí vô cùng bắt mắt.
Với sự kết hợp những chai rượu và van khóa, thêm đèn led vào trong là chúng ta đã có những cái đèn gắn tường với nhiều màu sắt và kiểu dáng đẹp.
Với những vỏ Ốc tự nhiên được gia công tạo hình dáng sẽ thành những chiếc đèn thật đẹp và tạo cho không gian thêm phần ấm cúng, gần gũi với tự nhiên.
Bằng sự sáng tạo và một chút khéo léo với vật liệu tre truyền thống. Đèn tre sáng tạo cho không gian khu vườn độc đáo hơn.